Thủ tục, quy trình, trình tự thu hồi đất giải phóng mặt bằng?

Thủ tục, quy trình, trình tự thu hồi đất giải phóng mặt bằng?

Các thủ tục, quy trình, trình tự thu hồi đất giải phóng mặt bằng là do Nhà nước quyết định. Mọi người dân cũng cần tìm hiểu kỹ để có thể hiểu rõ hơn về thủ tục này. Luatminhtamviet.vn tư vấn với trường hợp sau.

Hỏi: Kính chào Luật sư Luatminhtamviet.vn, tôi muốn Luật sư giúp tôi vấn đề này. Nhà tôi theo kế hoạch sử dụng đất của địa phương chuẩn bị bị thu hồi để người ta mở đường. Vậy mong các luật sư Luatminhtamviet cho tôi hỏi trình tự thu hồi đất giải phóng mặt bằng là như thế nào?

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về Luatminhtamviet chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu và xin được giải đáp như sau.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Nội dung tư vấn

***Quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng:

Thủ tục, quy trình, trình tự thu hồi đất giải phóng mặt bằng?

Trong trường hợp của bạn chúng tôi nhận thấy lý do bạn bị Nhà nước thu hồi đất là để mở đường thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội do đó trình tự thu hồi đất giải phóng mặt bằng sẽ tuân theo quy định tại Điều 69, Luật đất 2013.

Bước 1: Phát thông báo thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Theo khoản 1, Điều 67, Luật Đất đai 2013 trước khi có quyết định thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp cơ quan có thẩm quyền phải gửi thông báo thu hồi đất cho cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất biết.

Trong thông báo phải có kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm điểm.

Thông báo này không chỉ được gửi đi từng người có đất mà còn phải được niêm yết tại trụ sở UBND xã nơi có đất bị thu hồi

Bước 2: Điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

Đây là hoạt động được thực hiện bởi UBND xã cùng với tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động này sẽ được quy định chi tiết trong Quyết định của UBND từng tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương khác nhau.

Tuy nhiên:

Về bản chất có thể hiểu hoạt động này là xác định chính xác diện tích đất sử dụng đất và các tài sản có trên đất của người bị thu hồi như cây cối, công trình xây dựng để tiến hành định giá và bồi thường.

Để mọi chuyện suôn sẻ thì phải có sự phối hợp của người sử dụng đất, nếu trường hợp người sử dụng đất không có ý định hợp tác thì những người có trách nhiệm đo đạc, kiểm đếm phải tiến hành hòa giải thuyết phục trong 10 ngày trường hợp người sử dụng đất vẫn kiên quyết không hợp tác thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Bước 3: Lập, thẩm phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Phương án bồi thường được lập bởi UBND xã trên cơ sở lấy ý kiến của người dân trong khu vực có đất bị thu hồi. Phương án bồi thường sau đó sẽ được niêm yết công khai tại nơi người dân có đất bị thu hồi cũng như được gửi cho chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất phê duyệt

Bước 4: Thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Xong khi được phê duyệt quyết định bồi thường sẽ được niêm yết công khai cho người dân nơi có đất bị thu hồi có thể nắm bắt. Trường hợp sau đó người dân không giao đất cho cơ quan giải phóng mặt bằng có thể bị cưỡng chế thu hồi đất.

Đây là trường hợp xấu nhất dễ gây ra thiệt hại lớn cho cho người dân lẫn nhà nước nếu hai bên đều không thể tìm được tiếng nói chung. Ví dụ tiêu biểu là vụ việc ở Đồng Tâm, Hà Nội năm 2019.

Trên đây là toàn bộ quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng mà các chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất phải thực hiện. Hy vọng bạn đọc đã nắm được các nội dung này để khi thực hiện thu hồi đất trên thực tế có thể theo sát hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp cơ quan tiến hành giải phóng mặt bằng không thực hiện đúng những bước đã nêu trên bạn có thể liên hệ về Hotline: 0904769186 của chúng tôi để được giải đáp tốt nhất.