Các thuật ngữ bản quyền, nhãn hiệu và sáng chế khác nhau như thế nào và làm thế nào để phân biệt chúng?
Thuật ngữ bản quyền (copyright), nhãn hiệu (trademark), sáng chế (invention) xuất hiện khá nhiều trong đời sống hằng ngày và chúng ta có thể bắt gặp tại bất kỳ đâu. Khi lướt các web bạn thấy dòng chữ “© Copyrights” ở dưới mỗi website, hay TV đưa tin “Các nhà khoa học đã tạo ra sáng chế mới…”, hay bạn đi mua sắm cũng bắt gặp các nhãn hiệu có dấu hiệu ® quen thuộc trên các bao bì sản phẩm.
Vậy bản quyền, nhãn hiệu và sáng chế khác nhau như thế nào và cơ chế bảo hộ cụ thể ra sao. Dưới đây là một số tiêu chí được sử dụng để phân biệt các đối tượng này.
Tiêu chí | Bản quyền | Sáng chế | Nhãn hiệu |
Dạng thể hiện | © và năm công bố hoặc tên của chủ sở hữu
Ví dụ: ©2020 |
Patented hoặc “Pat.” và số văn bằng bảo hộ
Ví dụ: Pat. 12546 |
® sau khi được bảo hộ hoặc “TM” (trademark) hay “SM” (service mark) trước khi được bảo hộ |
Đối tượng bảo hộ | Các tác phẩm thuộc quyền tác giả, ví dụ: tác phẩm viết, tác phẩm báo chí, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng,…. | Giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật. Sáng chế có thể là hợp chất, máy móc, quy trình hoặc kết hợp các điều trên | Bất kỳ dấu hiệu hoặc biểu tượng nào có thể chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm |
Điều kiện cơ bản để được bảo hộ | Tính nguyên gốc | – Tính mới– Trình độ sáng tạo
– Khả năng áp dụng công nghiệp |
khả năng phân biệt |
Đối tượng bị loại trừ bảo hộ | – Ý tưởng sáng tạo không được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nào
– Và các đối tượng thuộc Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ: tin tức thời sự, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu |
– Quy luật của tự nhiên, ý tưởng trừu tượng
– Các đối tượng không được bảo hộ quy định tại điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. |
– Dấu hiệu bị loại trừ theo quy định tại điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến chính trị, tôn giáo,…
– Dấu hiệu đơn giản, không có khả năng phân biệt – Dấu hiệu mang tính mô tả chất lượng, nguồn gốc, đặc tính,…của sản phẩm/dịch vụ |
Căn cứ phát sinh quyền | phát sinh tự động khi tác phẩm được định hình dưới dạng một hình thức vật chất nhất định | Nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT | Đăng ký hoặc sử dụng thực tế trong thương mại |
Thời gian bảo hộ | Quyền nhân thân được bảo hộ vĩnh viễn.Quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. | Sáng chế được bảo hộ từ ngày cấp văn bằng bảo hộ và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. | Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và không giới hạn số lần gia hạn. Như vậy nhãn hiệu có thể được bảo hộ vĩnh viễn nếu được sử dụng và gia hạn liên tục. |
Phạm vi quyền | Độc quyền sao chép tác phẩm | Quyền sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng sản phẩm theo sáng chế hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ theo sáng chế | Sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho sản phẩm/dịch vụ trùng hoặc tương tự |
Bảo hộ quốc tế | Được bảo hộ không phân biệt hình thức thể hiện ở hầu hết các quốc gia (theo công ước Bern) | Đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ ở từng quốc gia, hoặc thông qua cơ chế tập trung như PCT | Đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ ở ở từng quốc gia, hoặc thông qua cơ chế tập trung như hệ thống Mandrid. |
Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để phân định các đối tượng này. Tuy nhiên, một đối tượng có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, một logo vừa có thể được bảo hộ là nhãn hiệu, vừa được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Để được tư vấn và xác định đối tượng bảo hộ phù hợp với chiến lược kinh doanh, Quý Khách có thể liên hệ với Luật Minh Tâm Việt để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.